Sign up to receive exclusive content updates, fashion & beauty tips!
Bài viết này mình xin chia sẻ một số điểm tham quan theo trải nghiệm cá nhân, chi phí 0đ hoặc vừa phải, hợp túi tiền .
Nhật có 3 thành phố lớn là Tokyo, Kyoto, và Osaka. Đi Nhật lần đầu ngắn ngày có thể chọn tuyến Tokyo – Fuji – Hakone, hoặc Kyoto-Osaka-Nara. Nếu thích lần sau có thể đi lại các điểm cũ (vì Nhật làm du lịch đỉnh lắm nên thực sự ko thiếu hoạt activities để làm ) hoặc tới thăm các vùng khác của Nhật như phía bắc các vùng Hokkaido, Tohoku; hay phía nam: tp Fukuoka, vùng Shikoku, đảo mèo, v.v…
Đi Nhật mùa nào:
Xuân hạ thu đông đều đi được hết > v <:
– Xuân: mùa hoa anh đào tháng 3-4 (tuần lễ vàng du lịch ở Nhật)
– Hạ: mùa lẽ hội, đi ngắm festival, pháo hoa mùa hè (hanabi matsuri)
– Thu: mùa lá đỏ lá vàng rơi (momiji)
– Đông: mùa tuyết rơi , đi Hokkaido hoặc thăm làng cổ Shirakawago – quê hương của cố nghệ sĩ Fujiko F Fujio
Kinh nghiệm là vé mùa xuân và thu là đắt nhất, còn lại mùa hạ và đông trong năm có nhiều đợt sale, chỉ khoảng 4-5tr khứ hồi là đi Nhật được rồi
Tiền tệ: đồng Yên, 100¥ = khoảng 17,5k vnđ
1.000Y = 1 sen = 175,000
10.000Y = 1 man = 1,750,000
Ở Nhật dùng cả tiền giấy, gồm mệnh giá
1.000¥, 2.000¥, 5.000¥ và 10.000¥; và tiền xu, gồm 1¥, 5¥ (go-en hay dùng để ném xu may mắn vì có nghĩa là duyên nhưng đồng này khá hiếm), 10¥, 50¥, 100¥ và 500¥.
Dùng tiền xu với các cây bán nước tự động vending machine, mua thẻ ăn uống tại 1 số cửa hàng bình dân (takoyaki hay mì ramen), chơi điện tử xèng hay mua vé tàu, v.v
Chi phí:
Có thể coi 100¥ là mệnh giá thấp nhất vì đồng 100¥ dùng để đặt cọc locker (trong onsen) hay chơi game, mua gì nhỏ nhỏ cũng là 100¥.
Mệnh giá tổng quát (có thể đã tăng giá sau dịch):
Đi tàu, bus: 1 lượt 194-300¥
Đồ ăn: kombini: 300-500¥
Đồ ăn trong quán ăn/nhà hàng: 1000¥
Điểm tham quan: ~ 500-1000¥/chỗ.
Ấn tượng đầu tiên về Nhật:
Mình đến Tokyo đầu tiên và thực sự thấy mọi thứ quá sạch đẹp, quy củ, và hiện đại. Nhà vệ sinh ở đâu cũng cực kì sạch + thơm . Xe cộ xếp đúng hàng thẳng lối. Nhà cao tầng san sát tới độ ko nhìn thấy khoảng cách, mới hiểu tại sao Tokyo được coi là đại đô thị đông dân nhất trên thế giới.
Ổ cắm dẹt 2 chấu khác với VN nên các bạn mua trước zắc chuyển đổi, hoặc ko cũng dễ mua đc trong các siêu thị điện tử như BicCamera, các cửa hàng điện máy khu Akihabara, v.v
Phòng khách sạn: phòng có nhiều mức giá từ bình dân đến cao cấp. Nhưng yên tâm là kể cả phòng dorm hay hostel ở Nhật cũng đều cực kì sạch sẽ, sáng sủa, và tiện nghi. Với tầm giá 250k-450k/đêm phòng dorm tuỳ thành phố thì mình nghĩ chi phí này có khi còn rẻ hơn phòng ở Singapore hay Hàn nữa .
Đi lại:
– Xe cộ đi lại bên trái đường do Nhật từng có quan hệ đồng minh với Anh.
– Phương tiện công cộng (ptcc) ở Nhật đặc biệt phát triển, nhất là ở các tp lớn.
Điển hình đó là Tokyo được mệnh danh là một trong những thành phố có hệ thống ptcc phức tạp nhất thế giới. Tuy nhiên, cái gì khó quá cứ để chị google lo .
Mình đã hoàn thành chuyến đi Nhật 13 ngày mà chỉ cần tra tàu, xe trên google map, rất tiện lợi. Bạn chỉ cần search điểm đi và đến, trên map sẽ hiển thị line tàu (vd: Yamanote line xanh lá, Ginza line da cam, hay Shibuya vàng), giờ tàu, các chuyến tiếp theo, ga/platform, thậm chí cả giá vé cũng được niêm yết (rất tiện), ngoài ra bus và phà, thuyền có khi cũng có luôn .
Suginami-ku: khu dân cư bình yên khác hẳn khu trung tâm
Một địa điểm mình ko định trước nhưng khá hay ho, cho mình biết nhiều về lịch sử nền công nghiệp phim hoạt hình (anime) của Nhật – bên cạnh manga. Họ trình chiếu bộ phim anime đầu tiên của Nhật, cũng như quy trình sản xuất ra 1 bộ phim anime gồm những bước như thế nào. Ngoài tờ rơi tiếng Anh, bạn có thể xin các bạn lễ tân audio guide miễn phí với nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Trung.
Có phòng trải nghiệm lồng tiếng cho nhân vật, vì kĩ thuật lồng tiếng thực sự yêu cầu không chỉ giọng nói, biểu cảm mà còn là những quãng ngắt nghỉ, để thể hiện cảm xúc phù hợp với nhân vật. Mình cũng tính hăm he chơi thử mà toàn tiếng Nhật nên là dù rất muốn cũng phải câm nín luôn… .
2. Đi dạo quanh khu Shibuya, Harajuku, Shinjuku, và Meiji Jingu Shrine (đền thờ vua Minh Trị):
Shibuya:
Trung tâm văn hoá giải trí của Tokyo với Shibuya Crossing – ngã 5 bận rộn nhất trên thế giới với cả nghìn người bước qua mỗi phút đèn xanh cho ng đi bộ bật sáng.
Đây cũng là khu đất vàng với rất nhiều biển hiệu quảng cáo của các nhãn hàng nổi tiếng tại Nhật chiễm chệ trên các toà cao tầng. Đã đến đây rồi thì nhất định phải trải nghiệm:
– Hoà vào dòng người đợi đèn giao thông và bước đi khi tín hiệu đèn cho người đi bộ được bật xanh (mình thực sự ko biết nơi giao lộ như thế này đã biến hình ntn vào những năm covid )
– Thăm quan và chụp hình cùng tượng chú chó Hachiko – biểu tượng về lòng trung thành được nhiều người Nhật yêu mến
– Có được một chỗ ở quán cafe Starbucks Shibuya để ngắm toàn cảnh Shibuya crossing
Harajuku:
Nổi tiếng với các quán cafe, cửa hiệu thời trang, khu phố Takeshita với otaku cosplay đủ thứ trang phục. Ai mê văn hoá manga, anime của Nhật thì ko thể bỏ qua khu này rồi .
Shinjuku:
Mệnh danh là khu trung tâm, quận hành chính của thành phố với nhiều toà nhà chính phủ, trụ sở các tập đoàn lớn nhất nước Nhật như Sumitomo, Mitsubishi, Docomo NTT, v.v và trạm trung chuyển Shinjuku station tấp nập xe bus ra vô và hệ thống tàu điện siêu đông đúc
Tip: Đến đây các nhớ xếp hàng lên toà Tokyo Metropolitan Governmental Building, để ngắm toàn cảnh Tokyo từ tầng 48, để thấy một Tokyo hiện đại như thế nào. Đây từng là toà nhà cao nhất Tokyo cho đến năm 2007, từ đây bạn có thể ngắm nhìn được các biểu tượng như Skytree, Tokyo Dome, tháp Tokyo, đền thờ vua Minh Trị. Đặc biệt, vào 1 ngày quang mây còn có thể ngắm được núi Phú Sĩ , và quan trọng là nó
Khu đền Meiji Jingu Shrine:
Siêu nổi tiếng – nơi thờ tự nhà vua Minh Trị – được coi là một minh quân có công lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã canh tân và đưa nước Nhật trở thành một quốc gia hiện đại, thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của các đế quốc phương Tây trong giai đoạn chủ nghĩa thực dân đang phát triển mạnh.
Bốn khu này nối liền nhau nên các bạn cứ nhảy tàu/bus mà đi thôi.
3. Ghé thăm Bảo tàng Fujiko F Fujio (mình gọi tắt là bảo tàng Doraemon): 1,000¥
– ng lớn: 1,000 ¥
– trẻ em 4t trở lên: 500¥
– trẻ em <3t:
Các địa điểm ở trên mình giới thiệu thì , duy có bảo tàng Doraemon là cần vé vào cửa.
Tuy mất phí nhưng hoàn toàn đáng đồng tiền bát gạo nha, đi Tokyo mà ko đi bảo tàng này thì quá phí ạ . Đặc biệt phù hợp với các gia đình có trẻ nhỏ.
Doraemon thì quá quen thuộc với bao thế hệ người Nhật lẫn VN mình rồi, nhưng đến coi bảo tàng thì còn tuyệt hơn nữa, khách tham quan sẽ được học về tiểu sử cuộc đời tác giả Fujiko F Fujio, biết về việc ông đã nghiên cứu uyên thâm thế nào để lên ý tưởng, vẽ truyện tranh, và xem ví dụ về các tác phẩm khác của ông bên cạnh Doraemon như Obake no Q-Taro, Ninja Hattori-kun, The Monster Kid, và Perman. Bảo tàng còn có khu vui chơi, trải nghiệm thực tế ngoài trời, họ dựng tượng Doraemon, Doraemi, Nobita, khủng long, cánh cửa thần kì để khách, đặc biệt là trẻ nhỏ vui chơi, chụp hình. Có trình chiếu Doraemon các tập đặc biệt theo giờ, có khu đồ lưu niệm, khu cafe ăn uống với nhiều món ăn lấy cảm hứng từ trong truyện, nói chung là điểm ko có nhưng .
Kawasaki-ku, Kanagawa
Đi tàu tới Noborito station, bắt xe shuttle bus của bảo tàng đến tận cửa, đi bộ thì mất ~15’.
Mình cực kì ấn tượng với ga tàu này (Noborito station) vì họ trang trí ga theo đúng phong cách trong truyện, có tượng Doraemon, có cánh cửa thần kì , có bánh mì trí nhớ , rồi có cả vòng chuông typical của Doraemon trên xe shuttle bus từ ga về bảo tàng nữa!!!
Xe bus này do bảo tàng điều phối, được vẽ màu mè đủ các nhân vật trong truyện dễ thương lắm , màn hình TV cập nhật hành trình cũng vẽ hình Doraemon luôn.
Lưu ý: phải mua vé trước trên máy Loppi tại cửa hàng tiện lợi Lawson kombini, ko bán vé tại cổng. Tuy nhiên máy ở Loppi toàn tiếng Nhật nhờ nhân viên/bạn biết tiếng Nhật giúp đặt vé.
Các phần tiếp theo mình sẽ tiếp tục chia sẻ về trải nghiệm ở Tokyo, Kyoto và Osaka nha. Cám ơn các bạn đã đọc!